6 cạm bẫy một công ty cần tránh khi đặt mục tiêu kinh doanh

Trải nghiệm luôn là yếu tố cần thiết cho một hành trình, không ai muốn khởi đầu một hành trình mới trên con đường mà họ chưa từng được đặt chân đến, chưa từng có kinh nghiệm và chưa bao giờ được khám phá. Hành trình khởi nghiệp cũng vậy. Các doanh nhân cần tận dụng tất cả các khóa đào tạo, kinh nghiệm và nghiên cứu, giúp họ thu thập nguồn lực cần thiết để giải quyết các thách thức với độ chính xác và hiệu quả đạt mức tối đa. Dưới đây là sáu cạm bẫy các doanh nhân trẻ cần tránh khi đặt mục tiêu xây dựng một công ty khởi nghiệp.

Ước mơ thành lập công ty khởi nghiệp của các bạn trẻ
1. Định giá hay tạo ra giá trị
Đối với một ngành công nghiệp bất kỳ, giá trị cốt lõi luôn của hoạt động kinh doanh là tạo ra giá trị cho khách hàng của mình. Khi bạn đã tạo ra được giá trị nhất định cho khách hàng, bạn chắc chắn sẽ nhận lại được những giá trị xứng đáng so với giá trị mà bạn đã tạo ra, dù trực tiếp hay gián tiếp. Nhưng khi bạn nhìn vào các công ty được tài trợ vốn qua nhiều vòng khác nhau, trọng tâm của các công ty này thường chuyển từ việc tạo ra giá trị sang tạo ra sự định giá, và đây là những số liệu hoàn toàn khác nhau!
Hãy suy nghĩ về việc tạo ra giá trị cho doanh nghiệp của bạn và phương pháp mà bạn đang sử dụng để đo lường sự hài lòng và doanh thu của khách hàng. Khi bạn tập trung vào việc định giá, bạn có rất nhiều phương thức khác nhau để đo lường như GMV (Tổng giá trị giao dịch), thị hiếu và người sử dụng sản phẩm. Những số liệu này chắc chắn hoạt động hiệu quả trong việc định giá nhưng không có hiệu quả trong việc tạo ra giá trị! Một người chắc chắn không thể cải thiện và phát triển thứ mà không thể đo lường được, do đó việc tập trung vào định giá khiến bạn không thể tạo ra các giá trị thực sự và bền vững cho khách hàng của bạn
2. Dùng tiền để thay thế sáng tạo
Khi bạn có số vốn hạn chế, bạn buộc phải sáng tạo và chính điều đó sẽ tạo ra giá trị cho doanh nghiệp của bạn. Bạn buộc phải sáng tạo trong việc tuyển dụng đúng số lượng người và chọn những người giỏi nhất thay vì sử dụng thật nhiều tiền để giải quyết vấn đề. Bạn phải sáng tạo trong việc quảng bá sản phẩm của mình, đi kèm với các chiến thuật tiếp thị du kích để mang lại hiệu quả tối đa so với việc tham gia vào chiến dịch quảng cáo trị giá 100 triệu USD nào đó.
Khi bạn chỉ có một nguồn kinh phí hạn hẹp cho hoạt động kinh doanh, bạn buộc phải sáng tạo trong từng nhiệm vụ khác nhau. Thời điểm bạn có sẵn khối lượng tiền mặt lớn, bạn không bắt buộc phải tạo ra thật nhiều ý tưởng sáng tạo và có xu hướng ném tiền để giải quyết vấn đề, cho dù đó là hoạt động tiếp thị dưới hình thức quảng cáo, cho dù bạn sử dụng thật nhiều tiền để có thể thu hút được khách hàng,… Hiện tại, tiền mặt là một sự thay thế hiệu quả cho sáng tạo nhưng việc này chỉ mang lại hiểu quả ngắn hạn. Nếu một người doanh nhân chỉ ném tiền vào để giải quyết mọi vấn đề, họ phải chạy vạy để có được nguồn tiền mới một khi nguồn tiền của họ đã cạn kiệt. Do đó, hoạt động này chỉ tạo ra một vòng luẩn quẩn cho chính họ và doanh nghiệp của họ.
3. Mở rộng quy mô quá nhanh
Một tác động khác của việc vay vốn quá mức là dẫn đến các doanh nghiệp phát triển quy mô quá nhanh, ngay cả khi họ không hề thu được lãi! Một doanh nghiệp thường phải trải qua các giai đoạn sau:
- Bạn bắt đầu hoạt động kinh doanh với giai đoạn “Sản phẩm khả dụng tối thiểu” (MVP), việc này có nghĩa là bạn đang xây dựng mức tối thiểu để sử dụng và cung cấp sản phẩm cho khách hàng và khách hàng có thể nhận được giá trị từ sản phẩm của bạn.
- Khi bạn đã có được “Sản phẩm khả dụng tối thiểu” (MVP), bạn chuyển sang giai đoạn “Sự hài hòa giữa sản phẩm và thị trường” (PMF). Nói cách khác, bạn đã xác định được Sản phẩm khả dụng tối thiểu (có thể trên giả thuyết) của mình, bạn cần tiến hành kiểm tra phản hồi của khách hàng về sản phẩm của bạn và sử dụng những phản hồi đó để cải thiện sản phẩm, từ đó khách hàng của bạn sẽ sử dụng sản phẩm của bạn một cách thường xuyên hơn.
- Giai đoạn tiếp theo là chuyển từ “Sự hài hòa giữa sản phẩm và thị trường” (PMF) sang “Sản phẩm sẵn sàng bán ra” (SRP). Do đó, bạn có một sản phẩm mà mọi người muốn mua, nhưng có rất nhiều việc phải làm trước khi bạn thực sự có thể bán sản phẩm đó như kế hoạch tiếp thị và bán hàng, tài sản thế chấp, thương hiệu, vị trí trên thị trường, chiến lược quảng cáo,…
- Sau giai đoạn SRP, bạn phải đạt tới thời điểm mà Chi phí sở hữu khách hàng (CAC) của bạn thấp hơn Giá trị vòng đời khách hàng (LTVC). Vì vậy, nếu tôi đã chi 1000 đô la để có được một khách hàng, thì khách hàng đó sẽ phải giúp tôi đạt đợi lợi nhuận nhiều hơn thế! Nếu không, tôi sẽ không thể xây dựng được một doanh nghiệp bền vững!
- Khi bạn đã thực hiện đầy đủ cả 4 giai đoạn trên, đã đến lúc bạn có thể đầu tư tiền bạc để mở rộng quy mô kinh doanh cho bản thân.
Thật không may, các công ty được đầu tư với một số vốn quá lớn thường bắt đầu mở rộng quy mô kinh doanh từ rất sớm, chắc chắn là trước khi Chi phí sở hữu khách hàng (CAC) có thể đạt mức thấp hơn Giá trị vòng đời khách hàng (LTVC). Trong một số trường hợp, họ còn mở rộng quy mô kinh doanh ngay từ giai đoạn Sản phẩm khả dụng tối thiểu (MVP) hay giai đoạn Hài hòa giữa sản phẩm và thị trường (PMF). Thực hiện một chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm khi chưa đạt được Sự hài hòa giữa sản phẩm và thị trường (PMF) hoàn toàn có thể giúp bạn phát triển kinh doanh nhanh chóng nhưng điều đó không thể giúp bạn xây dựng một mô hình kinh doanh bền vững.
4. Số lượng hay chất lượng
Chi phí tiêu tốn nhiều tiền bạc nhất chính là chi phí thuê nhân sự và chi phí quảng cáo. Do đó, khi bạn sở hữu một số vốn lớn trong kinh doanh, bạn thường bị ảnh hưởng bởi các cám dỗ mở rộng kinh doanh và dẫn đến thuê sai đối tượng. Bạn thường nhầm lẫn giữa việc thuê nhân sự theo số lượng và theo chất lượng. Khi bạn cố gắng thuê thật nhiều người cho hoạt động kinh doanh của bản thân chỉ vì sở hữu số vốn đầu tư lớn, bạn sẽ không thể xây dựng và phát triển được tầm nhìn kinh doanh của mình.
5. Trì hoãn việc thu lợi nhuận
Một sai lầm phổ biến khác của việc sở hữu vốn đầu tư quá lớn là việc thu lại lợi nhuận sẽ bị trì trệ. Để bắt đầu một công việc kinh doanh, việc thu lại lợi nhuận sẽ ít quan trọng hơn việc tạo ra nguồn tiền để duy trì hoạt động kinh doanh và hiểu được giá trị mà bạn tạo ra có đủ để khách hàng sẵn sàng bỏ tiền cho sản phẩm của bạn hay không. Bạn càng sớm nhận ra điều này sớm bao nhiêu thì hoạt động kinh doanh của bạn sẽ càng thuận lợi bấy nhiêu. Khi đó, bạn sẽ nhận ra liệu bạn có thực sự xây dựng được một sản phẩm để tạo ra giá trị mà bạn mong muốn hay không.
Trì hoãn việc thu lại lợi nhận cũng ảnh hưởng tới việc kinh doanh của bạn theo nhiều cách khác nhau:
- Việc này ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng đối với giá trị của sản phẩm. Nếu bạn cung cấp cho khách hàng một sản phẩm miễn phí thì sau một thời gian họ sẽ không còn muốn trả tiền để có được sản phẩm của bạn nữa. Vì vậy, bạn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn và cản trở để có thể thay đổi khi bạn muốn thu lại lời nhuận.
Việc này cũng có thể gây ra sự sai lệch lớn trong quá trình kinh doanh. Có những doanh nghiệp phải trả tiền cho khách hàng để sử dụng sản phẩm của họ. Nó không chỉ làm giảm giá trị của sản phẩm trong mắt khách hàng mà còn khiến khách hàng có thói quen thụ hưởng sản phẩm của bạn một cách miễn phí.
6. Đánh mất mục tiêu kinh doanh
Cuối cùng, việc sở hữu số vốn đầu tư quá nhiều khiến cho mục tiêu kinh doanh của bạn dần bị chệch hướng. Hãy tưởng tượng bạn có nửa tỷ đô la trong tài khoản ngân hàng và hoạt động kinh doanh của bạn chắc chắn không cần dùng tới số tiền nhiều như vậy, khi đó bạn cố gắng thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh hơn để có được lý do sử dụng hết số vốn đó.
Và cho đến cuối cùng, loại hình kinh doanh của bạn là gì? Là nhà cung cấp thương mại điện tử, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ taxi hay đại lý bán vé máy bay? Hoạt động kinh doanh nào bạn cũng muốn góp mặt nhưng cuối cùng bạn lại chẳng thể thu được đồng tiền lãi nào. Bạn không thể nào biện minh rằng bạn thực hiện chín hoạt động kinh doanh khác nhau để kiếm lợi nhuận chỉ là do không thể kiếm được lợi nhuận chỉ nhờ vào một hoạt động kinh doanh duy nhất.
Thành công tỷ lệ thuận với sự tập trung và tỷ lệ nghịch với số lượng bóng bạn cố gắng tung hứng. Dòng tiền dư thừa cám dỗ bạn tung hứng nhiều quả bóng hơn, nhưng bạn phải học cách bắt một quả trước khi bạn thêm bốn quả nữa.
Nguồn bài viết: https://economictimes.indiatimes.com/small-biz/startups/features/kick-starting-your-venture-here-is-a-startup-101-guide/articleshow/68108701.cms
Để nguồn InnoHouse.vn nếu sử dụng lại nội dung Tiếng Việt!
Xem thêm: 101 hướng dẫn khởi nghiệp hiệu quả